Tổng hợp kiến thức trọng tâm và công thức chương 2, 3 Kinh tế Vĩ mô 1 cùng Onthisinhvien.com

Ngày: 09/12/2022

TỔNG HỢP KIẾN THỨC VÀ CÁC CÔNG THỨC CHƯƠNG 2,3 KINH TẾ VĨ MÔ 1 CÙNG ONTHISINHVIEN

Môn học Kinh tế Vĩ mô dường như là môn học khiến các bạn sinh viên gặp khó khăn trong quá trình tổng hợp kiến thức và ôn luyện cho các kỳ thi và đạt được số điểm như mong muốn. Chính vì vậy, một chuỗi các bài viết tổng hợp kiến thức và các lưu ý khi đi thi đã ra đời để giúp các bạn khắc phục điều đó. Trong quá trình tổng hợp không tránh khỏi sai sót, các bạn có thể gửi câu hỏi về các group học tập của các trường, Admin học tập sẽ hỗ trợ bạn giải đáp.


 

Chương II+III: ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG VÀ MỨC GIÁ 

A. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
 

1. Khái niệm
- Là tổng giá trị thị trường
- Của: hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, bao gồm

  • Sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng
  • Máy móc được sử dụng vào quá trình sản xuất nhưng độc lập không tạo ra sản phẩm
- Địa điểm: sản xuất trong nước

- Thời gian: trong 1 thời kỳ nhất định

=> GDP phản ánh năng lực sản xuất của một nước (tiềm lực của một nền kinh tế), phản ánh thu nhập của quốc gia.

 (- Giá trị thị trường: Mọi hàng hóa và dịch vụ tạo ra trong nền kinh tế đều được quy về giá trị bằng tiền; 

   - Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng: Là những sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất và chúng được người mua sử dụng dưới dạng hoàn chỉnh ↔ Hàng hóa trung gian: Là những hàng hóa như vật liệu và các bộ phận được dùng trong quá trình sản xuất ra những hàng hóa khác). 

2. Phân biệt GDP và GNP

a) GDP: tổng sản phẩm trong nước

- Tổng giá trị thị trường

- Sản phẩm, hàng hóa và giá trị cuối cùng

- Trong nước sản xuất

=> Nguồn lực Việt Nam       -      sản xuất ở Việt Nam

     Nguồn lực Nước ngoài   -      sản xuất ở Việt Nam

b) GNP: Tổng sản phẩm quốc dân

- Tổng giá trị trường

- Sản phẩm, hàng hóa và giá trị cuối cùng

- Quốc dân: sản xuất bằng nguồn lực 1 nước

=> Nguồn lực Việt Nam    -    sản xuất ở Việt Nam

     Nguồn lực Việt Nam    -    sản xuất ở Nước ngoài

3. Giá trị GDP

- GDP danh nghĩa (GDPn): là tổng giá trị sản phẩm tính theo giá năm hiện hành

- GDP thực tế (GDPr): là tổng giá trị sản phẩm tính theo giá năm cơ sở (năm gốc)

*Công thức: 

4. Ứng dụng tính GDP vào tăng trưởng kinh tế và chỉ số điều chỉnh GDP

5. Các phương pháp tính GDP

a) Phương pháp 1: Tính GDP theo luồng chi tiêu 

 - C – Chi tiêu tiêu dùng:  giá trị các hàng hóa và dịch vụ mà hộ gia đình mua phục vụ cho sinh hoạt của họ

- I – chi tiêu đầu tư: giá trị của các hàng hóa đầu tư bao gồm máy móc thiết bị nhà xưởng… do hãng kinh doanh mua, nhà ở do hộ gia đình mua;  hàng tồn kho của hãng kinh doanh

- G – chi tiêu của chính phủ cho hàng hoá và dịch vụ công cộng:  y tế, giáo dục, ngoại giao, quốc phòng…

- NX = X – IM : Xuất khẩu ròng: Xuất khẩu ròng là chênh lệch giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu với giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu

➔ GDP = C + I + G + NX

 

b) Phương pháp 2: Tính GDP theo phương pháp thu nhập  

- Tiền công, tiền lương – wage 

- Lãi suất – interest rate 

- Tiền cho thuê BĐS – rental 

- Lợi nhuận – Profit 

➔ Theo phương pháp thu nhập: Thu nhập ròng = w + i + r + Pr

 

c) Phương pháp 3: Tính GDP theo phương pháp sản xuất – Giá trị gia tăng 

- Tổng giá trị gia tăng của mỗi công đoạn SX:

                                                      GDP = ΣVAi  

- Giá trị gia tăng VA

                        VA  = tổng doanh thu – chi phí trung gian cho SX 

Lưu ý: chi phí trung gian chỉ bao gồm chi phí cho các sản phẩm trung gian dùng cho SX, không tính máy móc thiết bị nhà xưởng

 

B. Chỉ số giá tiêu dùng CPI

1. Xác định chỉ số giá tiêu dùng CPI 

- Xác định giỏ hàng điển hình/cố định: hàng hoá j từ 1 đến m 

- Xác định giá hàng/nhóm hàng trong giỏ cố định 

- Tính chi phí giỏ hàng 

- Chọn năm làm gốc và tính chỉ số giá

Trong đó: 

    • CPI là chỉ số giá tiêu dùng trong thời kỳ t 

    • Pj là giá mặt hàng/nhóm hàng j 

    • Qj là trọng số của mặt hàng/nhóm hàng j

2. CPI và chỉ số điều chỉnh GDP

3. Ý nghĩa của CPI
- CPI phản ánh quá cao chi phí sinh hoạt trên thực tế 

  • Lệch do xuất hiện hàng hoá mới 
  • Lệch do sự thay đổi/cải thiện chất lượng 
  • Lệch do thay thế: thay đổi cơ cấu chi tiêu
- Điều chỉnh các biến kinh tế để loại trừ lạm phát
  • Đối với các giá trị lượng tiền 

  • Đối với lãi suất
               Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực tế + tỷ lệ lạm phát
                                               i = r + π

C. So sánh chỉ số điều chỉnh GDP và CPI



Vậy là bài viết đầu tiên của chuỗi bài viết tổng hợp kiến thức Kinh tế Vĩ mô 1 đã kết thúc. Hy vọng chuỗi bài viết này sẽ giúp bạn phần nào đó trong quá trình ôn luyện và hãy đón chờ những bài viết tiếp theo về những chương tiếp theo của môn Kinh tế vĩ mô 1 nhé!