Tổng hợp kiến thức trọng tâm chương 1 Triết học Mác Lê-nin cùng Onthisinhvien

Ngày: 07/12/2022

TỔNG HỢP KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 1 TRIẾT HỌC MÁC LÊ-NIN CÙNG ONTHISINHVIEN

Bạn đang lo lắng không biết hệ thống kiến thức như thế nào để ôn tập dễ dàng cho các bài kiểm tra, bài thi. Đừng lo, bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết điều đó! Trong quá trình tổng hợp không tránh khỏi sai sót, các bạn có thể trao đổi và hỏi đáp cũng như phản hồi về group Onthisinhvien, đội ngũ Admin học tập sẽ giúp bạn giải đáp.
Ảnh các group:
                           

Chương 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng

A. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng

1. Vấn đề cơ bản của triết học và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

a, Triết học là gì?
- Triết học xuất hiện khoảng 2500 năm trước (Thế kỷ V trước công nguyên)
  • Theo Trung Quốc cổ đại: Triết học là triết lý về cuộc sống và con người => tri thức
  • Theo Ấn độ cổ đại: Triết học là chiêm nghiệm về thế giới và con người => tri thức
  • Theo Hy Lạp cổ đại: Triết học là yêu mến sự thông thái => hiểu biết sâu rộng => tri thức
=> Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới, con người và vị trí của con người trong thế giới đó 

b, Triết học ra đời khi nào?
- Triết học chỉ ra đời khi có đủ 2 điều kiện sau:
  • Tư duy của con người phải đạt tới mức trừu tượng hóa
  • Trong xã hội phải có sự phân chia giữa lao động chân tay và lao động trí óc để người lao động trí óc chuyên tâm nghiên cứu và hình thành nên triết học
c, Vấn đề cơ bản của triết học
- Theo Ăng-ghen có 1 vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
- Vấn đề cơ bản của triết học lại có tính 2 mặt:
  • Mặt thứ nhất trả lời cho câu hỏi vật chất với ý thức cái nào có trước và quyết định cái nào:
    • Các quan điểm cho rằng vật chất có trước và quyết định ý thức hình thành nên chủ nghĩa duy vật
    • Các quan điểm cho rằng ngược lại hình thành nên chủ nghĩa duy tâm
    • Các quan điểm cho rằng vật chất và ý thức cùng tồn tại và độc lập với nhau hình thành nên triết học nhị nguyên
  • Mặt thứ hai trả lời cho câu hỏi con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không
    • Các quan điểm cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới hình thành nên thuyết khả tri luận
    • Ngược lại là bất khả tri luận
    • Vừa nhận thức được vừa không nhận thức được là hoài nghi luận
d, Sự đối lập Chủ nghĩa duy vật- chủ nghĩa duy tâm
- Chủ nghĩa duy tâm:
  • Nguồn gốc:
    • Nhận thức: chưa hiểu biết đầy đủ giai đoạn của quá trình nhận thức
    • Xã hội: sự phân hóa giai cấp trong xã hội. Sự gia tăng vai trò của lao động trí óc
  •  Hình thức:
    • Khách quan: có một thực thể tinh thần tối cao nằm bên ngoài con người không phụ thuộc vào ý thức cảm giác
    • Chủ quan: cảm giác, ý thức có trước và quyết định tất cả. Sự vật hiện tượng là phức hợp cảm giác của chủ thể, không tồn tại độc lập với cảm giác, tư duy.
- Chủ nghĩa duy vật:
  • Nguồn gốc:
    • Nhận thức: Sự phát triển của khoa học và các tư tưởng tiến bộ
    • Xã hội: lợi ích và cuộc đấu tranh của các giai cấp, các lực lượng xã hội tiến bộ cách mạng ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử.
  •  Hình thức: 3 hình thức
Câu hỏi ôn tập: _Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác?
                         _ Chủ nghĩa Mác Lê-nin là gì? Được cấu thành từ những bộ phận lý luận cơ bản nào? Chức năng và mối quan hệ cơ bản của mỗi bộ phận  trong chủ nghĩa Mác Lê-nin?

Đáp án: Khóa học Ebook Triết học Mác Lê-nin 

2. Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật

a, 3 hình thức của Chủ nghĩa duy vật trong lịch sử:
- CNDV “chất phác”, “mộc mạc" thời cổ đại:
  • Ra đời khoảng thế kỷ V trước công nguyên
  • Đặc điểm: ngày thơ, chất phác, cảm tính, phỏng đoán, không có cơ sở khoa học
- CNDV siêu hình:
  • Ra đời thế kỷ XVII-XVII
  • Đặc điểm: coi thế giới là tổng thể các sự vật hiện tượng tuy nhiên các sự vật hiện tượng tồn tại trong trạng thái tĩnh lặng, không vận động phát triển, không có mối liên hệ với nhau
- CNDV biện chứng:
  • Ra đời ở thế kỷ XIX- XX
  • Do Mác- Ăngghen Lê-nin sáng lập
Câu hỏi: _Hãy nêu đối tượng nghiên cứu của Triết học qua các thời kỳ lịch sử? 

b, CNDV biện chứng là hình thức phát triển cao nhất vì:
- Ra đời sau nên kế thừa được cái đi trước
- Khắc phục hạn chế của cái trước
- Xây dựng trên cơ sở khoa học:
                       CNDV biện chứng = CNDV + biện chứng ་

c, Chủ nghĩa duy tâm có 2 hình thức: duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan.

B. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện về vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

1. Vật chất

a, Phạm trù vật chất
- Xuất hiện khoảng 2500 năm trước
- Theo các nhà duy vật, vật chất là sản phẩm của tinh 
- Theo các nhà duy vật cổ đại đồng nhất vật chất với một dạng cụ thể của nó.
Vd: nước...
- Các nhà duy vật cận đại (siêu hình) có quan điểm giống các nhà duy vật cổ đại nhưng đồng nhất vật chất với kim loại.
=> Các quan điểm về vật chất đi trước Mác đều có hạn chế, sai lầm — cuộc khủng hoảng thế giới quan.
Trước bối cảnh đó, Lênin đưa ra định nghĩa cho vật chất để lấy lại thế giới quan duy vật cho các nhà khoa học: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.” lấy từ tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” (1909) của Lênin.
- Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin: (xem thêm tại: Khóa học Ebook Triết học Mác Lê-nin)

b, Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất:
Phương thức tồn tại của vật chất là vận động.
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, thuộc tỉnh cổ hữu của vật chất gồm mọi sự thay đổi, mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự thay đổi vị trí đơn giãn cho đến tư duy.
  • Có 5 loại vận động cơ bản:
    • Vận động cơ học (nhìn thấy): di chuyển vị trí đơn giản trong không gian
    • Vận động vật lý (có hoặc không nhìn thấy): vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, của nhiệt, ảnh sang, điện trường, âm thanh.
    • Vận động hóa học (có hoặc không nhìn thấy): là sự hỏa hợp và phân giải các chất.
    • Vận động sinh học: vận động của các cơ thể sống như sự trao đổi chất, đồng hóa, dị hóa, tăng trưởng, sinh sản, tiến hóa.
    • Vận động xã hội (vận động cao nhất): mọi hoạt động xã hội của con người, sự thay thế các hình thức kinh tế - xã hội từ thấp đến cao.
- Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động - vận động trong thế cân bằng ổn định. Đứng im chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định và tạm 
=> Đứng im là tương đối, vận động là tuyệt đối 

- Hình thức tồn tại của vật chất 
  • Không gian: mọi sự vật, hiện tượng đều có kích thước, kết cấu dài ngắn, cao thấp khác nhau => Đó là không gian. Không có sự vật nào lại không có không gian của nó.
  • Thời gian: sự vật luôn tồn tại trong trạng thái biến đổi nhanh chậm, chuyển hóa kế tiếp nhau
- Đặc điểm của không gian và thời gian: 
  • Không gian, thời gian có tính khách quan
    • Không gian có 3 chiều thuận nghịch (đa chiều)
    • Thời gian: có 1 chiều từ quá khứ đến tương lai (một chiều)
  • Không gian và thời gian vĩnh cửu vô hạn, vô tận đối với vật chất nói chung nhưng tạm thời và hữu hạn đối với vật thể 
  • Không gian và thời gian có tính tương đối

c, Tính thống nhất vật chất của thế giới:
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định thế giới thống nhất ở tính vật chất vì:
  • Chỉ có 1 thế giới tồn tại khách quan là thế giới vật chất
  • Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, vô tận, không sinh ra và cũng không mất đi
  • Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có mối liên hệ kết quả, thống nhất với nhau.

2. Ý thức

     Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan và não người

a, Nguồn gốc
- Tự nhiên: não người và thế giới khách quan
  • Não người là dạng vật chất có tổ chức cao nhất, là dạng vật chất duy nhất có thể tạo ra ý thức
  • Khi não bị tổn thương thì ý thức của con người cũng bị tổn thương
- Xã hội: lao động và ngôn ngữ
  • Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người
Lao động => cấu trúc cơ thể thay đổi => não bộ phát triển ​​​​​​
  • Trong quá trình lao động:
Nảy sinh nhu cầu truyền đạt và giao tiếp => ngôn ngữ xuất hiện => ý thức bộc lộ ra ngoài => ngôn ngữ được coi là vỏ bọc của tư duy ý thức

b, Bản chất của ý thức và Kết cấu của ý thức
(xem thêm: Khóa Ebook Triết học Mác Lê-nin)

3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

- Chúng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau:
  • Vật chất là cái có trước quyết định ý thức:
    •  Vật chất nào thì ý thức ấy
    •  Khi vật chất thay đổi => sớm muộn ý thức cũng thay đổi
    •  Nội dung của ý thức do vật chất thay đổi
  • Ý thức tác động ngược trở lại vật chất theo 2 hướng: 
    • Nếu ý thức phản ánh đúng điều kiện vật chất và hiện thực khách quan thì thúc đẩy đối tượng và vật chất phát triển
    • Ngược lại thì kìm hãm đối tượng vật chất phát triển
VIDEO BÀI GIẢNG

4. Ý nghĩa phương pháp luận

- Trong nhận thức và thực tiễn, cần xuất phát từ thực tế khách quan và tôn trọng khách quan.
- Phát huy tính năng động, chủ quan, sáng tạo trong ý thức của mỗi người