Tổng hợp kiến thức trọng tâm chương 5 Kinh tế vĩ mô 1 cùng Onthisinhvien.com

Ngày: 26/12/2022

TỔNG HỢP KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 5 KINH TẾ VĨ MÔ 1 CÙNG ONTHISINHVIEN.COM

Chúng mình đã quay trở lại rồi đây, tiếp tục với chương 4 ở bài viết trước, hôm nay chúng ta sẽ đến với chương 5: Tiết kiệm - Đầu tư và Hệ thống tài chính. Và trong quá trình đọc bài, nếu bạn có câu hỏi hãy tham gia vào group học tập của trường bạn, các Admin học tập sẽ hỗ trợ bạn giải đáp.

 

Chương 5:  Tiết kiệm - Đầu tư và Hệ thống tài chính

 A. Tiết kiệm-Đầu tư và Hệ thống tài chính

I. Định nghĩa

- Tiết kiệm là việc các cá nhân trong nền kinh tế dùng phần thu nhập không tiêu dùng hết của mình cho vay trên thị trường tài chính

- Đầu tư là việc các hãng kinh doanh dùng tiền (vay được trên thị trường) mở rộng sản xuất bằng việc mua máy móc thiết bị và nhà xưởng (máy móc thiết bị, nhà máy; hàng tồn khoo;  nhà ở)

II. Quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư

1. Tiết kiệm quốc dân:
                                SN = SP + SG 

2. Tiết kiệm tư nhân SP: là phần thu nhập mà hộ gia đình không tiêu dùng hết và cho vay trên thị trường vốn vay

3. Tiết kiệm của chính phủ:  SG = T – G là số dư ngân sách chính phủ

- SG > 0: ngân sách thặng dư 

- SG < 0: ngân sách thâm hụt

- SG = 0: ngân sách cân bằng

4. SN = SP + SG = I 

5. Nếu ngân sách chính phủ thâm hụt SG < 0 thì: 

- SP – I >0 : chính phủ vay tiền của HGĐ để chi tiêu ! 

- SP + I < 0: giảm bớt đầu tư của khu vực tư nhân 

6. Nếu ngân sách chính phủ thặng dư SG>0 thì:

- SP – I <0 : chính phủ đầu tư tiền cho HGĐ chi tiêu

- SP + I > 0: tăng đầu tư cho khu vực tư nhân

III. Hệ thống tài chính

1. Trái phiếu

- Là một loại chứng nhận nợ của người đi vay (nhà đầu tư) đối với người cho vay (người tiết kiệm)

- Đặc điểm 

  • Chủ thể phát hành trái phiếu có thể là chính phủ, thành phố, ngân hàng, công ty 

  • Có mệnh giá 

  • Có lãi suất được 

  • Có ghi danh hoặc không ghi danh

2. Cổ phiếu 

- Là một loại chứng nhận quyền sở hữu đối với hãng kinh doanh, có giá trị thay đổi tuỳ theo kết quả hoạt động kinh doanh

- Đặc điểm 

  • Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu gọi là công ty cổ phần 

  • Người sở hữu cổ phiếu được gọi là cổ đông 

  • Không có lãi suất cố định 

  • Không có thời hạn

B. Thị trường vốn vay

- Xét nền kinh tế đóng: Y = C + I + G

- Thuế T: (Y - T - C) + (T - G) = I

- Đối với nền kinh tế đóng: S = I

- Các yếu tố ảnh hưởng đến cung vốn:

  • Yếu tố nội sinh (di chuyển): lãi suất tăng => kích thích tiết kiệm => cung vốn tăng 

  • Yếu tố ngoại sinh (dịch chuyển): thu nhập hiện tại tăng / chính sách chính phủ (thuế lãi tiết kiệm giảm, khuyến khích tiết kiệm) / thu nhập dự kiến giảm => cung vốn tăng

- Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu vốn:

  • Yếu tố nội sinh (di chuyển): lãi suất tăng => chi phí tăng => đầu tư giảm => cầu vốn giảm

  • Yếu tố ngoại sinh (dịch chuyển): lợi nhuận kỳ vọng tăng / thể chế, chính sách tăng => cầu vốn tăng

    Xong rồi nè, toàn bộ kiến thức chương 5 đã được chúng mình tổng hợp và  tóm tắt chung lại một cách rõ ràng, mong rằng bài viết này sẽ hỗ trợ bạn một phần trong việc ôn tập nhé. Hãy đón chờ phần tóm tắt chương 6: Thất nghiệp của mình ở bài viết sau nhé!
    Xem thêm các khóa học Vĩ mô 1 của trường bạn học tại: Ấn vào đây nè ​​​​​​​