Ôn tập chương 1 Pháp luật Đại cương cùng Onhisinhvien.com

Ngày: 05/01/2023

ÔN TẬP CHƯƠNG 1 PHÁP LUẬT ĐẠI
CƯƠNG CÙNG ONTHISINHVIEN.COM

Chắc hẳn các bạn đã trải qua khoảng thời gian học Pháp luật Đại cương trên lớp và đang trong quá trình ôn tập phục vụ cho việc thi giữa kỳ và thi cuối kỳ phải không? Vậy thì hôm nay hãy để Onthisinhvien chúng mình đồng hành cùng bạn nhé! Trong quá trình tổng hợp sẽ không tránh khỏi sai sót, nếu có thắc mắc các bạn hãy gửi về group học tập tương ứng với trường bạn bạn đang theo học, Admin học tập sẽ hỗ trợ bạn giải đáp.


 

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nhà nước

A. Những vấn đề lý luận về nhà nước

1.1. Nguồn gốc, bản chất Nhà nước

1.1.1. Nguồn gốc

- Lực lượng sản xuất và năng suất lao động phát triển => Dư thừa của cải => Chế độ tư hữu => phân chia giai cấp => Nhà nước hình thành do yêu cầu phải dập tắt được các xung đột giai cấp.

1.1.2. Bản chất

- Tính giai cấp: Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt của giai cấp thống trị

- Tính xã hội: Nhà nước đại diện cho lợi ích chung của xã hội

1.2. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước: 5 đặc trưng

- Nhà nước thiết lập một quyền lực công đặc biệt

- Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ và các đơn vị hành chính

- Nhà nước có chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị, pháp lý

- Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật

- Nhà nước có quyền đặt ra các loại thuế và các chính sách tài chính.

1.3. Chức năng của Nhà nước

1.3.1. Khái niệm:
- Là phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đã đặt ra.

1.3.2. Phân loại:

- Chức năng đối nội (về chính trị - kinh tế - xã hội – luật pháp): bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ chính trị xã hội, xây dựng và phát triển đất nước,…

- Chức năng đối ngoại (quốc phòng, ngoại giao) : phòng thủ đất nước, thiết lập quan hệ với các nhà nước khác….

1.4. Kiểu Nhà nước

1.4.1. Khái niệm:
- Là tổng thể các dấu hiệu cơ bản, đặc thù của Nhà nước, thể hiện bản chất và các điều kiện tồn tại của nhà nước trong một hình thái xã hội kinh tế nhất định.

1.4.2. Phân loại: 4 kiểu:
- Nhà nước chủ nô
- Nhà nước phong kiến
- Nhà nước tư sản
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

1.5. Hình thức Nhà nước

1.5.1. Hình thức chính thể

- Là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan có quyền lực cao nhất của Nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan này, chia thành 2 dạng:

- Hình thức chính thể Quân chủ, gồm:

  • Quân chủ Chuyên chế (Quân chủ tuyệt đối): vua (hoàng đế) có quyền lực vô hạn. VD: các nhà nước phong kiến Việt Nam, Trung Quốc,…
  • Quân chủ Lập hiến hay Quân chủ Đại nghị (Quân chủ tương đối): vua (hoàng đế) có quyền lực một phần, thường chỉ mang tính tượng trưng, đại diện cho quốc gia. VD: Nhật Bản, Anh, Thụy Điển,…

- Hình thức chính thể Cộng hòa, gồm:

  • Cộng hòa Đại nghị: Nghị viện nắm quyền, tổng thống do Nghị viện bầu, Chính phủ do Nghị viện thành lập. VD: Đức, Áo, Italia,…
  • Cộng hòa Tổng thống: Tổng thống do nhân dâu bầu, vừa đứng đầu quốc gia vừa đứng đầu chính phủ, các thành viên chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm. VD: Hoa Kỳ
  • Cộng hòa Lưỡng tính: Nghị viện và Tổng thống do dân bầu, Tổng thống có quyền hạn lớn, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện và Tổng thống. VD: Pháp.

1.5.2. Hình thức cấu trúc

- Là sự cấu tạo của Nhà nước thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ và xác lập các mối quan hệ giữa các đơn vị ấy với nhau, cũng như các cơ quan nhà nước ở trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương, gồm 2 dạng:

  • Nhà nước đơn nhất: chủ quyền chung, một quốc hội, hệ thống cơ quan nhà nước và pháp luật thống nhất từ trung ương đến địa phương.
  • Nhà nước liên bang: gồm hay hoặc nhiều nhà nước thành viên (bang) hợp lại. Ngoài hệ thống nhà nước và pháp luật liên bang, mỗi bang có hệ thống nhà nước và pháp luật riêng. VD: Hợp chủng Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Nga, Cộng hòa Liên bang Đức,…

B. Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

1.1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- 3 giai đoạn chính:

Thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945) => Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954) => Xây dựng xã hội chủ nghĩa trên cả nước (1975)
1.2. Bản chất Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Căn cứ pháp lý: Điều 2 – Hiến pháp 2013
- Biểu hiện:

  • Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong tổ chức và quản lý xã hội. (Điều 8)
  • Nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước (Điều 6)
  • Nhà nước thể hiện tính xã hội rộng lớn (Điều 3)
  • Nhà nước là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam (Điều 5)
  • Nhà nước thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với các nước trên thế giới (Điều 12).
1.3. Các nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.3.1. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp: Khoản 3, Điều 2, Hiến pháp 2013.

1.3.2. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Điều 4, Hiến pháp 2013.

1.3.3. Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý của Nhà nước: Khoản 2, Điều 2 và Điều 3, Hiến pháp 2013.

1.3.4. Nguyên tắc tập trung dân chủ: Khoản 1, Điều 8, Hiến pháp 2013.

1.3.5. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Khoản 1, Điều 8, Hiến pháp 2013.

1.4. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước
Đối với từng cơ quan, cần lưu ý các vấn đề về: Địa vị pháp lý; Nhiệm vụ, quyền hạn (thẩm quyền); Cơ cấu tổ chức (Ai là người đứng đầu? Chia thành những cơ quan nào để giúp việc, đứng đầu mỗi cơ quan đó là ai, có nhiệm vụ gì?)
1.4.1. Quốc hội: Xem Chương V – Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Quốc hội 2014
1.4.2. Chủ tịch nước: Xem Chương VI – Hiến pháp 2013
1.4.3. Chính phủ: Xem Chương VII – Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Chính phủ 2015
1.4.4. Hội đồng nhân và Ủy ban nhân dân – Xem Chương IX – Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
1.4.5. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân – Xem Chương VIII – Hiến pháp 2013  Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
1.4.6. Hội đồng bầu cử quốc gia - Xem Chương X – Hiến pháp 2013 và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
1.4.7. Kiểm toán nhà nước: – Xem Chương X – Hiến pháp 2013 và Luật kiểm toán Nhà nước 2015.

Mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy Nhà nước (Sơ đồ bộ máy Nhà nước)
Giải thích sơ đồ:
- Các cơ quan cùng nằm trên một cột gọi là các cơ quan ngành dọc theo thứ tự cấp thấp dần từ cao xuống thấp, bao gồm: 

  • Hệ thống cơ quan quyền lực: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
  • Hệ thống cơ quan hành chính: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
  • Hệ thống cơ quan tư pháp: Tòa án nhân dân các cấp
Các cơ quan nằm từ hàng màu hồng trở lên phía trên tạo thành Bộ máy nhà nước Trung ương
Các cơ quan nằm từ hàng màu hồng trở xuống phía dưới tạo thành Bộ máy nhà nước địa phương

* Một số điểm cần lưu ý:

1. Do là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân nên Quốc hội nắm cả 3 quyền: Lập pháp, hành pháp, tư pháp
2. Chính phủ và UBND không nắm quyền hành pháp, mà chỉ THỰC HIỆN QUYỀN hành pháp.
3. HĐND KHÔNG phải cơ quan lập pháp
4. Không có TAND và VKSND cấp xã.
5. VKSND KHÔNG phải cơ quan tư pháp.