KINH NGHIỆM HỌC TẬP MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Ngày: 18/03/2023

Pháp luật là nền tảng của xã hội, mang lại sự công bằng và trật tự cho con người. Trong chương trình giáo dục đại học, môn Pháp luật đại cương là một môn học quan trọng, giúp sinh viên có những hiểu biết cơ bản về nhà nước và pháp luật. Tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn cảm thấy môn học này khô khan, nhàm chán và khó hiểu.
 


Bài viết này sẽ chia sẻ những cách học tốt môn Pháp luật đại cương, giúp bạn nắm vững kiến thức và đạt kết quả cao trong học tập.
 

1. Pháp luật đại cương là gì?


Pháp luật đại cương là một loại môn học có nội dung phong phú, môn học này nghiên cứu các khái niệm cơ bản, các phạm trù cơ bản về chính phủ và pháp luật ở khía cạnh khoa học pháp lý. Đây được coi là môn học cơ bản, quan trọng và cần thiết về kiến ​​thức nền tảng ở cấp học phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu.
 

Ai là người đại diện trong hòa giải tại tòa án?

2. Mục tiêu môn học

– Xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của mỗi cá nhân. 
– Giúp cho học sinh, sinh viên có sự hiểu biết và nắm bắt một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật nói chung và các ngành luật cụ thể của hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng. 
– Thể hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc tăng cường giáo dục pháp luật ở mỗi cá nhân công dân, xây dựng xã, phường và thị trấn, điểm bưu điện văn hóa xã.

3. Nội dung học phần

Phần 1: Lý luận chung về Nhà nước và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Khái quát về Nhà nước
  • Kiểu Nhà nước và hình thức Nhà nước
  • Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phần 2: Pháp luật – khái niệm, bản chất, cơ chế điều chỉnh và giá trị xã hội
  • Nguồn gốc và bản chất của Pháp  luật
  • Quy phạm pháp luật
  • Quan hệ pháp luật và sự kiện pháp lý
  • Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
  • Hình thức pháp luật
Phần 3: Lĩnh vực pháp luật công
  • Luật hành chính
  • Luật hình sự
Phần 4: Lĩnh vực pháp luật tư
  • Luật dân sự
  • Luật sở hữu trí tuệ
  • Luật lao động
  • Luật kinh tế
Phần 5: Pháp luật quốc tế  


4.  Cách đánh giá của học phần


4.1. Quá trình học

- Điểm đánh giá giảng viên (10%): chuyên cần, ko nghỉ quá 20% số buổi học quy định
- Kiểm tra giữa kỳ (40%): làm bài tập lớn hoặc 2 bài kiểm tra
- Kiểm tra cuối kỳ (50%): hình thức trắc nghiệm
- Khối kiến thức: Đại cương
- Dễ hay khó: không quá khó nhưng cũng không “dễ ăn”, vì trong suốt quá trình học bạn sẽ phải ghi nhớ khá nhiều kiến thức cũng như những trường hợp có thể xảy ra trong đời sống, nhưng cũng đừng lo quá, chỉ cần chăm chỉ thì A hay A+ là điều dễ dàng thôi.

4.2. Bài thi cuối kì

- Hình thức: 40 câu trắc nghiệm
- Thời gian: 45 phút
-  Quy chế thi: Được sử dụng VBQPPL
-  Phạm vi: Các câu hỏi sẽ trải dài ở tất cả các chương (có cả câu hỏi lý thuyết và tình huống nhé!)
- Các bạn sinh viên NEU có thể tham khảo đề thi mẫu hàng năm tại đây. 


Xem thêm: Cách tra cứu văn bản QPPL nhanh nhất


5. Kinh nghiệm học tập và ôn thi

Sau đây, các bạn có thể tham khảo những chia sẻ kinh nghiệm quý báu của chính thành viên team OTSV và học hỏi, vận dụng vào bản thân mình hợp lý: 

5.1. Đọc thật kĩ giáo trình Pháp luật đại cương và VBQPPL

Mặc dù có rất nhiều câu hỏi có thể tra trong VBQPPL, nhưng đề thi vẫn sẽ hỏi về định nghĩa, hoặc đặc điểm... (ví dụ: sự biến là gì?), thế nên việc đọc sách là không thể không thực hiện. Nếu cậu không có giáo trình thì có thể đọc trên app NEU Reader nhé. 
Một điều đặc biệt là đừng cố học vẹt =)) vì sẽ không vào đầu đâu. Để nhớ được kiến thức hãy làm thật nhiều câu hỏi trắc nghiệm, sử dụng Tài liệu hồng HL hoặc cuốn Ebook môn học để review lại kiến thức. Làm đến bao giờ nhớ kiến thức đó tra ở mục nào, trang nào, đoạn nào trong trang đấy thì là oke nhé.

5.2. Tập trung nghe giảng ngay từ đầu kỳ

Nếu tập trung tiếp thu lời thầy cô thì mọi người sẽ hiểu và tự khắc ghi nhớ, hơn là phải ngồi đọc sách trong vô thức. Nếu có thắc mắc về phần kiến thức nào thì hỏi thầy cô ngay và luôn nha, và đừng quên note lại những phần thầy cô nhấn mạnh nhé!!

 


Xem thêm: Hướng dẫn làm bài tiểu luận triết học Mác Lênin

 

Bên cạnh đó team Ôn thi sinh viên đã có khóa học đầy đủ nội dung môn học Pháp luật đại cương được biên soạn kỳ công với nội dung dễ hiểu và các dạng bài tập liên quan trong từng chương. Đặc biệt, chúng mình còn có form đề và cấu trúc đa dạng theo từng trường đại học khác nhau. Các bạn có thể tham khảo tại đây. 
 


Xem thêm: khóa học PLĐC có mặt ở tất cả các trường đại học


5.3. Làm thật nhiều đề trắc nghiệm

Hãy thử đầu tư, mua hẳn một khóa trắc nghiệm thi thử Pháp luật đại cương để ôn, vì mình biết chỉ đọc sách thôi là không đủ. Mình làm kĩ hai đề cuối cùng, mà được ghi chú là "cực kỳ quan trọng" ấy, đi thi trúng nhiều lắm luôn. Tin thì tin, không tin thì cũng phải tin.
Sát ngày thi, đọc LẦN 3. 80% đề thi có thể tra ở trong VBQPPL rồi, nhưng mà 20% còn lại thì vẫn phải đọc giáo trình, không chủ quan được đâu.

 

Ảnh may mắn trong học tập dành cho học sinh thi cử


Việc học tốt môn Pháp luật đại cương sẽ giúp sinh viên có những hiểu biết cơ bản về pháp luật, từ đó hình thành ý thức trách nhiệm pháp lý, biết cách ứng xử đúng đắn trong các tình huống pháp lý. Hy vọng những cách này sẽ giúp các bạn sinh viên nắm vững kiến thức và đạt kết quả cao trong học tập.

Chúc các cậu có một kỳ thi thật tốt!!

📌Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM ĐẠT HỌC BỔNG ( CẢ CHÍNH QUY VÀ CHẤT LƯỢNG CAO)
📌Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM MÔN HỌC TOÁN CHO CÁC NHÀ KINH TẾ
📌Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM MÔN HỌC KINH TẾ VI MÔ 
📌Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ 
📌Tham khảo: REVIEW CÁCH TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
📌Tham khảo: REVIEW KINH NGHIỆM MÔN HỌC TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
📌Tham khảo: NHỮNG KÊNH THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO SINH VIÊN