CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH - KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 NEU (2022)

Ngày: 22/03/2022

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 Chương 3:
Kế toán tài sản cố định vô hình

(2022)

>> Xem Đáp án sách bài tập chương 1 Kế tóa tài chính 2 NEU. Xem ngay
>> Xem Đáp án sách bài tập chương 2 Kế tóa tài chính 2 NEU. Xem ngay
>> Xem Đáp án sách bài tập chương 4 Kế tóa tài chính 2 NEU. Xem ngay
>> Xem Ebook Kế tóa tài chính 2 NEU. Xem ngay


I- CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỬ DỤNG:

IAS 38 - TSCĐVH: Chuẩn mực này được sử dụng để hướng dẫn sinh viên định nghĩa, phân loại TSCĐVH, ghi nhận các bút toán liên quan đến mỗi loại TSCĐVH.

Ngoài ra, Chương 3 còn sử dụng các chuẩn mực sau:

IFRS 3 - Hợp nhất kinh doanh → Dùng chính cho lợi thế thương mại

IAS 36: Tổn thất tài sản → Kế toán ghi nhận tổn thất suy giảm giá trị TS (chiếm phần nhỏ)

IAS 23: Chi phí lãi vay → Tham khảo

Phần bài đăng dưới đây gồm 4 phần: 
  • Định nghĩa
  • Giải thích các điều kiện
  • Tiêu chuẩn ghi nhận
  • Ứng dụng
Tham khảo IAS 38

>> Xem các bài tập tương tự kế toán tài chính 2 NEU. Xem ngay

II- ĐỊNH NGHĨA

Tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ không có hình thái vật chất nhưng có thể nhận diện được. Tài sản được định nghĩa là một nguồn lực do đơn vị kiểm soát, là kết quả của các sự kiện trong quá khứ (ví dụ, hình thành từ giao dịch mua hoặc đơn vị tự tạo ra tài sản) và dự kiến có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai (dòng tiền vào hoặc tài sản khác).  [IAS 38.8]

Ba thuộc tính quan trọng:
  • Có thể nhận diện được
  • Có thể kiểm soát được
  • Lợi ích kinh tế trong tương lai
Ví dụ về Tài sản vô hình
  • Công nghệ được cấp bằng sáng chế, phần mềm máy tính, cơ sở dữ liệu và bí mật thương mại 
  • Nhãn hiệu, trang phục thương mại, tiêu đề báo, tên miền internet 
  • Tài liệu video và nghe nhìn (ví dụ: hình ảnh chuyển động, chương trình truyền hình) 
  • Danh sách khách hàng 
  • Cấp phép dịch vụ thế chấp 
  • Bản quyền và thỏa thuận nhập khẩu 
  • Hạn ngạch thỏa thuận 
  • Nhượng quyền thương mại 
  • Mối quan hệ khách hàng và nhà cung cấp (bao gồm cả danh sách khách hàng)
  • Quyền tiếp thị 

III- Giải thích các điều kiện:

(1) Có thể nhận diện được: [IAS 38.12]

  • Có thể tách biệt, nghĩa là có thể được tách hoặc chia ra khỏi đơn vị và được bán, chuyển giao, nhượng quyền, cho thuê hoặc được trao đổi đơn lẻ hoặc cùng với một hợp đồng liên quan, một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả xác định được bất kể đơn vị có dự định đó hay không; hoặc 
  • Phát sinh từ các quyền lợi theo hợp đồng hoặc quyền lợi hợp pháp khác bất kể những quyền lợi này có thể chuyển giao hoặc tách ra khỏi đơn vị hoặc khỏi các quyền và nghĩa vụ khác hay không. 

(2) Có thể kiểm soát được

  • Một đơn vị kiểm soát tài sản nếu đơn vị có quyền thu được lợi ích kinh tế trong tương lai phát sinh từ các nguồn lực tiềm ẩn và khả năng hạn chế sự tiếp cận của các bên khác với các lợi ích đó. Năng lực kiểm soát lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản vô hình của đơn vị thường sẽ xuất phát từ các quyền hợp pháp được ấn định tại tòa án. [IAS 38.13] 
  • Thị trường và kiến thức chuyên môn có thể làm gia tăng lợi ích kinh tế tương lai. Ví dụ, đơn vị kiểm soát các lợi ích này nếu kiến thức được bảo vệ bởi các quyền hợp pháp như bản quyền, thỏa thuận hạn chế thương mại (nếu được cho phép) hoặc bởi nghĩa vụ pháp lý của nhân viên phải duy trì tính bảo mật. [IAS 38.14]
  • Đơn vị có thể có đội ngũ nhân viên hành nghề và có thể xác định rõ kỹ năng nào của nhân viên đã được cải thiện và đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai thông qua việc đào tạo. Đơn vị thường không đủ khả năng kiểm soát lợi ích kinh tế trong tương lai có được từ đội ngũ nhân viên hành nghề hay từ việc đào tạo nên các mục này -không đáp ứng được định nghĩa về tài sản vô hình. [IAS 38.15]
  • Trong trường hợp không có các quyền bảo vệ hợp pháp hoặc các biện pháp kiểm soát khác nhằm bảo vệ các mối quan hệ với khách hàng hay sự trung thành của khách hàng với đơn vị, đơn vị thường không đủ khả năng kiểm soát lợi ích kinh tế trong tương lai (ví dụ như danh sách khách hàng, thị phần, mối quan hệ với khách hàng, hay sự trung thành của khách hàng) nên các mục này không đáp ứng được định nghĩa về tài sản vô hình. [IAS 38.16.1]
  • Các giao dịch trao đổi về các mối quan hệ với khách hàng giống nhau hoặc tương tự không mang tính hợp đồng là bằng chứng cho thấy dù sao thì đơn vị cũng có thể kiểm soát lợi ích kinh tế trong tương lai từ mối quan hệ với khách hàng. Nên các mối quan hệ với khách hàng đáp ứng được các định nghĩa tài sản vô hình. [IAS 38.16.1]

(3) Lợi ích kinh tế trong tương lai: [IAS 38.17]

Các lợi ích kinh tế tương lai từ tài sản vô hình có thể bao gồm doanh thu từ cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm chi phí và các lợi ích khác từ việc sử dụng tài sản của đơn vị. Ví dụ, việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình sản xuất có thể làm giảm chi phí sản xuất trong tương lai hơn là gia tăng doanh thu.
 

IV- Tiêu chuẩn ghi nhận:

Tài sản vô hình được ghi nhận khi, và chỉ khi: [IAS 38.21]
  • (a) Đơn vị có khả năng nhận được lợi ích kinh tế tương lai trực tiếp từ tài sản; và 
  • (b) Giá trị của tài sản được xác định một cách đáng tin cậy. 
Cụ thể hơn:
  • Đơn vị cần đánh giá khả năng phát sinh lợi ích kinh tế tương lai thông qua việc sử dụng các giả định hợp lý và được hỗ trợ, thể hiện ước tính tốt nhất của Ban Giám đốc về nhóm các điều kiện kinh tế sẽ tồn tại trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. [IAS 38.22]
  • Đơn vị sử dụng xét đoán để đánh giá mức độ chắc chắn của lợi ích kinh tế tương lai phát sinh từ việc sử dụng tài sản dựa trên cơ sở các bằng chứng sẵn có tại thời điểm ghi nhận ban đầu, các bằng chứng từ bên ngoài sẽ có giá trị hơn. [IAS 38.23]
  • Tải sản vô hình được xác định giá trị ban đầu theo giá gốc. [IAS 38.24]

V. Lợi thế thương mại:

Lợi thế thương mại hình thành từ hợp nhất kinh doanh: Lợi thế thương mại được đo bằng chênh lệch giữa:
  • Tổng cộng của (i) giá trị mua (nói chung là theo giá trị hợp lý), (ii) giá trị của bất kỳ lợi ích không kiểm soát nào (NCI, xem bên dưới) và (iii) kết quả đạt được trong hợp nhất kinh doanh trong các giai đoạn (xem bên dưới), giá trị hợp lý tại ngày mua lại của lợi ích vốn chủ sở hữu trước đây của bên mua trong bên bị mua, và
  • Giá trị ròng tại ngày mua lại giữa các tài sản và các khoản nợ phải trả (được đo lường theo IFRS 3). [IFRS 3.32]
 
Lợi thế thương mại = Giá mua + Giá trị lợi ích không kiểm soát + Giá trị hợp lý của các lợi ích cổ đông trước đó –  Tài sản ròng đã ghi nhận

Ghi nhận lợi thế thương mại trong các trường hợp sau:
  • Trường hợp hợp nhất hoàn toàn công ty con vào công ty mẹ
  • Trường hợp bên mua chỉ sở hữu một phần bên bị mua


VI- ỨNG DỤNG

Ví dụ 1: Ngân hàng ABC mua danh sách khách hàng của Công ty KM với giá CU50,000 vào ngày 1 tháng 1 năm 2020. Ngân hàng ABC ước tính rằng lợi ích đem lại từ danh sách khách hàng này đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong khoảng 2 năm. Ghi nhận giao dịch này trên sổ kế toán tại thời điểm mua và khấu hao hàng năm.
Đơn vị tính: CU
 
1/1/2020 Nợ TK Danh sách khách hàng 50,000  
  Có TK Tiền   50,000
31/12/2020 Nợ TK Chi phí khấu hao 25,000  
  Có TK Danh sách khách hàng/Khấu hao lũy kế   25,000

Chú thích: Mức khấu hao hàng năm = 50,000 ÷ 2 năm = 25,000
Lưu ý: Tại ngày 31/12/2021, kế toán ghi nhận khấu hao tương tự như ngày 31/12/2020

Ví dụ 2: Công ty Farmers phát minh một máy gặt đập liên hợp lúa và đã chi ra CU150,000 để đăng ký bằng sáng chế này vào ngày 1 tháng 1 năm N. thời gian sử dụng hữu ích của bằng sáng chế là 15 năm, được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Yêu cầu ghi nhận bằng sáng chế và khấu hao năm N.

 
1/1/N Nợ TK Bằng sáng chế 150,000  
  Có TK Tiền   150,000
31/12/N Nợ TK Chi phí khấu hao 10,000  
  Có TK Bằng sáng chế/Khấu hao lũy kế   10,000

Chú thích: Mức khấu hao hàng năm = 150,000 ÷ 15 năm = 10,000

GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 NEU CHƯƠNG 3

Bài 3.1: Các thông tin sau đây được chiết xuất từ Sổ cái của một số tài khoản của Công ty Cổ phần M&T vào ngày 30/06/N như sau:
 
Quyền khai đường truyền hình cáp
Quyền ký hợp đồng làm phim
Bản quyền khai thác các bản nhạc
Danh sách khách hàng
Chi phí nghiên cứu và phát triển
Chi phí trả trước dài hạn
Lợi thế thương mại phát sinh trong thương vụ hợp nhất kinh doanh đang đàm phán
Tiền
Tên nhãn hiệu hàng hoá
Phải thu khách hàng
Thương phiếu phải thu
Nhà cửa, nhà xưởng, máy móc, thiết bị
Đầu tư vào công ty liên kết
Tên miền internet
Chi phí tổ chức doanh nghiệp
Đất đai

Yêu cầu:
  1. Trong các tài sản trên, tài sản nào là TSCĐVH của Công ty? Hãy phân nhóm TSCĐVH. Với những tài sản không phải là TSCĐVH, hãy sắp xếp chúng vào nhóm tài sản khác phù hợp
  2. Hãy trình bày thông tin về TSCĐVH của Công ty trên BCTC được lập cho kỳ kế toán kết thúc vào ngày 30/6/N
Hướng dẫn:
 
1/
 
Quyền khai đường truyền hình cáp Tài sản cố định vô hình
Quyền ký hợp đồng làm phim Tài sản cố định vô hình
Bản quyền khai thác các bản nhạc Tài sản cố định vô hình
Danh sách khách hàng Tài sản cố định vô hình
Chi phí nghiên cứu và phát triển Tài sản cố định vô hình
Chi phí trả trước dài hạn Tài sản dài hạn khác
Lợi thế thương mại phát sinh trong thương vụ hợp nhất kinh doanh đang đàm phán Tài sản cố định vô hình
Tiền Tiền và các khoản tương đương tiền
Tên nhãn hiệu hàng hoá Tài sản cố định vô hình
Phải thu khách hàng Tài sản ngắn hạn
Thương phiếu phải thu Tài sản ngắn hạn
Nhà cửa, nhà xưởng, máy móc, thiết bị Tài sản cố định hữu hình
Đầu tư vào công ty liên kết Đầu tư tài chính dài hạn/ TSDN
Tên miền internet Tài sản cố định vô hình
Chi phí phải tổ chức doanh nghiệp Chi phí trong kỳ
Đất đai (Quyền sử dụng đất) Tài sản cố định vô hình
 

2/

Công ty Cổ phần M&T
Thuyết minh Báo cáo tài chính
Kỳ kế toán ngày 30/06/N
1.Tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá trừ đi giá trị khấu hao lũy kế.
Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng như dự kiến. Các chi phí nâng cấp và đổi mới tài sản cố định vô hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản và các chi phí khác được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng khi phát sinh.  
a) Quyền khai đường truyền hình cáp
b) Quyền ký hợp đồng làm phim
c) Bản quyền khai thác các bản nhạc
d) Danh sách khách hàng
e) Tên nhãn hiệu hàng hóa
f) Tên miền internet
g) Lợi thế thương mại
h) Đất đai (Quyền sử dụng đất):
Quyền sử dụng đất gồm có: 
  • Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất;
  • Quyền sử dụng đất nhận chuyển nhượng hợp pháp; và 
  • Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật đất đai (năm 2003) mà tiền thuê đất đai đã được trả trước cho thời hạn dài hơn 5 năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất có thời hạn xác định được thể hiện theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá ban đầu của quyền sử dụng đất bao gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp tới việc có được quyền sử dụng đất. Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất không có thời hạn xác định được thể hiện theo nguyên giá và không tính khấu hao.       
i) Chi phí nghiên cứu và phát triển: 
Chi phí này liên quan đến sự hình thành và phát triển sản phẩm A: thiết kế và kiểm định các sản phẩm mẫu và mô hình sản xuất thử.
 Tài sản thỏa mãn các điều kiện
  • Đảm bảo tính khả thi kỹ thuật để hoàn thành TSCĐVH sẵn sàng cho việc sử dụng và bán
  • Có khả năng sử dụng hoặc bán TSCĐVH đó

 
Bài 3.2: Hãy tính khấu hao TSCĐVH và thực hiện các yêu cầu trong từng trường hợp sau:
1. Công ty Cooke mua một bằng sáng chế từ Công ty Sukem với giá là CU25,000 vào ngày 01/01/N. Bằng sáng chế này dự kiến có thời gian theo đăng ký pháp lý còn lại 10 năm nữa. Trong năm N+2, Công ty Cooke đã xác định lại bằng sáng chế này và cho thấy nó chỉ có khả năng đem lại lợi ích kinh tế cho Công ty trong 6 năm thay vì 10 năm như ban đầu. Thông tin về nguyên giá, giá trị khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại của TSCĐVH được trình bày vào cuối năm N+2?

2. Công ty Blue đã nhượng một hợp đồng đặc quyền cho Công ty Sky vào ngày 1/07/N với giá là CU500,000. Giá trị còn lại của hợp đồng đặc quyền này trên sổ kế toán của Công ty Blue là CU750,000 vào thời điểm chuyển nhượng cho Công ty Sky. Hợp đồng này có thời gian sử dụng ước tính là 30 năm. Bởi vì, Công ty Sky sẽ buộc phải tham gia vào một cuộc đấu tranh rất cạnh tranh để tiếp tục được sử dụng đặc quyền này vào cuối năm N+10, và khả năng Công ty được tiếp tục ký hợp đồng đặc quyền này là không chắc chắn. Hãy xác định giá trị TSCĐVH này trong năm N+10 và N+11? Nếu trường hợp Công ty Sky chỉ phải trả một khoản chi phí không đáng kể để được tiếp tục ký hợp đồng đặc quyền sau khi hợp đồng hết hạn, hãy xác định khấu hao và giá trị tài sản này năm N+10, N+11?

3. Vào ngày 12/3/N, Công ty Kibo có phát sinh khoản chi phí tổ chức hoạt động khai trương một chi nhánh tại một địa điểm kinh doanh mới là CU120,000. Chi phí này sẽ được ghi nhận và trình bày như thế nào?

4. Công ty Kaka mua một giấy phép được cấp phép phân phối một loại hàng hoá tiêu dùng thiết yếu vào ngày 30/6/N với giá là CU200,000. Loại hàng hoá này sẽ tạo ra dòng tiền trong một khoản thời gian không xác định thời hạn. Giấy phép được cấp cho thời hạn 5 năm sau khi phải trả một khoản phí hành chính không đáng kể. Công ty Kaka được phép đăng ký lại cứ sau 5 năm. Hãy xác định mức khấu hao năm N.

Giải:

1/
Nguyên giá = 25,000
Áp dụng pp khấu hao đường thẳng:
Mức khấu hao năm = 25,000/10 = 2,500
Ngày 1/1/N+2
Khấu hao lũy kế = 5,000
Giá trị còn lại cuối năm N+1 = 25,000 – 5,000 = 20,000
Mức khấu hao tại năm N+2 = 20,000/4 = 5,000
Cuối năm N+2:
Khấu hao lũy kế cuối năm N+2 = 10,000
Giá trị còn lại = 25,000 – 10,000 = 15,000

2/
Nguyên giá của hợp đồng đặc quyền = 500,000
Mức khấu hao năm = 500,000/30 = 16,667
Khấu hao năm N = 16,667/2 = 8,333.3
Khấu hao năm N+10 = Khấu hao năm N+11 = 16,667
Gia trị tài sản năm N+10 = 500,000 – 16,667*9,5 = 341,664
Giá trị tài sản năm N+11 = 341,664 – 16,667 = 324,996

3/ Khoản chi phí trên không được vốn hóa/tính vào nguyên giá của TSCĐVH mà được ghi nhận như chi phí hđsxkd của công ty trong kỳ.

4/ Mức khấu hao năm N = 200,000/5/2 = 20,000

Bài 3.3: Trong năm N, Công ty Samsan có chi phí CU150,000 cho hoạt động nghiên cứu. Kết quả của quá trình nghiên cứu đã phát triển được một sản phẩm mới được công nhận là một phát minh. Phát minh được đăng ký bảo hộ thành công vào ngày 15/9/N và vòng đời pháp lý của nó là 20 năm, trong khi thời gian sử dụng hữu ích được ước tính là 10 năm. Chi phí pháp lý liên quan đến đăng ký phát minh là CU22,000 vào ngày 15/9/N
           Yêu cầu:

1. Ghi nhận các định khoản cần thiết liên quan đến các thông tin trên cho năm tài chính N và N+2
2. Tháng 4/N+1, Công ty Samsan đã chỉ CU11,000 để thắng vụ kiện về quyền sở hữu phát minh. Do đó, thời gian sử dụng hữu ích của bằng phát minh được xác định lại là 12 năm kể từ tháng 4 năm N+1. Hãy định khoản cần thiết liên quan đến thông tin này cho năm tài chính N+1 và năm N+2

Giải:

1/
Năm N
Nợ TK Bằng sáng chế    150,000 + 22,000 = 172,000
     Có TK Tiền     172,000

31/12/N      
Nợ TK Chi phí khấu hao      172,000*105/(10*360) = 5,017
      Có TK Bằng sáng chế    5,017

Năm N+2
Nợ TK Chi phí khấu hao    172,000/10 = 17,200
       Có TK Bằng sáng chế     17,200

2/
Nợ TK Chi phí bảo vệ bản quyền    11,000
       Có TK Tiền                     11,000
Khấu hao lũy kế đến 31/3/N+1 (6 tháng 15 ngày) = 9,316.67
Giá trị còn lại = 172,000 – 9,316.67 = 162,683.33

31/12/N+1     
Nợ TK Chi phí khấu hao     10,167.71
       Có TK Bằng sáng chê     10,167.71
Năm N+2   
Nợ TK Chi phí khấu hao      13,557
       Có TK Bằng sáng chế     13,557

Bài 3.4: Có các thông tin sau đây liên quan đến TSCĐVH là bản quyền phát hành một cuốn sách của Công ty Comedy vào ngày 31/12/N
Nguyên giá
CU32,000
Giá trị còn lại
17,000
Giá trị có thể thu hồi
15,600
 
          Giả sử rằng, Công ty Comedy sẽ tiếp tục sử dụng bản quyền này trong tương lai. Vào cuối năm N, thời gian sử dụng ước tính còn lại của bản quyền này là 10 năm
          Yêu cầu:
1.     Hãy ghi nhận sự suy giảm giá trị của tài sản trong trường hợp trên. Biết rằng Công ty không sử dụnh TK Khấu hao luỹ kế
2.     Hãy ghi nhận chi phí khấu hao năm N+1 của bản quyền phát hành trên
3.     GTHL của bản quyền phát hành vào ngày 31/12/N+2 là CU18,000. Hãy ghi nhận các định khoản cần thiết trong trường hợp này
Giải:
1/
Tổn thất do suy giảm giá trị : 17,000 – 15,600 = 1,400
Nợ TK Lỗ do suy giảm giá trị: 1,400
Có TK Bản quyền phát hành sách: 1,400     
2/
Chi phí khấu hao năm N+1: 15,600/10 = 1,560
1,560 Nợ TK Chi phí khấu hao:
1,560  Có TK Bản quyền phát hành:      
3/
Giá trị bản quyền đến hết năm N+2: 15,600 – 1,560 x 2 = 12,480
Giá trị có thể thu hồi đến năm N+2: 32,000 – 18,000 = 14,000
Lãi do tăng giá trị TS: 14,000 – 12,480 = 1,520
1,560  Nợ TK Chi phí khấu hao năm N+2:
Có TK Bản quyền phát hành: 1,560     
1,520        Nợ TK Bản quyền phát hành:
1,520  Có TK Lãi do tăng giá trị TS:      

Bài 3.5: Ngày 1/7/N, Công ty Mumy mua lại toàn bộ Công ty Little bằng tiền chuyển khoản là CU10,000,000 và phát hành 10,000 cổ phần với mệnh giá CU10 và giá thị trường là CU45. Tại thời điểm này, Báo cáo tình hình tài chính của Công ty Little cho thấy:
 
Nhà cửa (giá thuần)
2,550,000
Nợ phải trả
5,400,000
Máy móc, thiết bị (giá thuần)
2,200,000
Vốn chủ sở hữu
3,600,000
Thương hiệu
780,000
 
 
Hàng tồn kho
2,350,000
 
 
Phải thu khách hàng
1,120,000
 
 
Tổng cộng
9,000,000
Tổng cộng
9,000,000
 
           Nhìn chung, các tài sản và nợ phải trả của Công ty Little có GTHL tương tự như trên Báo cáo tình hình tài chính của Công ty. Tuy nhiên, theo đánh giá thì giá trị hàng tồn kho đang được ghi nhận thấp hơn giá trị thực là CU150,000 và thương hiệu đang được ghi nhận thấp hơn so với giá trị thực là CU220,000
            Yêu cầu:
1.     Xác định lợi thế thương mại từ giao dịch hợp nhất trên. Hãy ghi nahanj bút toán hợp nhất tại Công ty Mumy vào ngày 1/7/N
2.     Đến ngày 31/12/N, giá trị thương hiệu được ước tính sử dụng trong thời gian 5 năm và giá trị thanh lý thu hồi ước tính là CU20,000. Hãy ghi nhận khấu hao cho các TSCĐVH của Công ty Mumy
Giải:
Yêu cầu 1:
Giá trị hợp lý của các tài sản
1.Nhà cửa
2,550,000
2.Máy móc, thiết bị
2,200,000
3.Thương hiệu
780,000 + 220,000 = 1,000,000
4. Hàng tồn kho
2,350,000 + 150,000 = 2,500,000
5. Phải thu khách hàng
1,120,000
Tổng cộng
9,370,000
 
 
Tổng giá trị HL của TS thuần: 9,370,000 – 5,400,000 = 3,970,000
Giá mua của tài sản là: 10,000,000 + 45 x 10,000 = 10,450,000
Lợi thế thương mại = 10,450,000 – 3,970,000 = 6,480,000
Bút toán:
Nợ TK Nhà cửa: 2,550,000
Nợ TK Máy móc, thiết bị: 2,200,000
Nợ TK Thương hiệu: 1,000,000
Nợ TK HTK: 2,500,000
Nợ TK Phải thu KH: 1,120,000
Nợ TK Lợi thế thương mại: 6,480,000
       Có TK Nợ phải trả: 5,400,000
       Có TK TGNH: 10,000,000
       Có TK VCSH: 100,000
       Có TK Thặng dư vốn CP: 350,000
Yêu cầu 2:
Mức khấu hao năm N của TSCĐVH (thương hiệu) là : (1,000,000 – 20,000)*6/(12*5) = 98,000
Nợ TK Chi phí KH: 98,000
       Có TK TSCĐVH (thương hiệu): 98,000
  
Admin: Hòa - OTSV Team
 
NEU EBOOK KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 : đã chắt lọc kiến thức trọng tâm, và hướng dẫn giải mẫu bài tập trong sách